5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý
5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

5 Chú ý khi thiết kế tủ bếp để có được căn bếp như ý

Tủ bếp là một phần không thể thiếu của ngôi nhà và là hạng mục phải thực hiện ngay để hoàn thiện căn nhà trước khi dọn vào ở. Vị trí của tủ bếp thường được bố trí cố định tại một khu vực của căn nhà ngay từ khi xây dựng theo bản vẽ kỹ thuật, do đó việc thiết kế tủ bếp trước hết sẽ dựa trên diện tích, kích thước sẵn có, cấu trúc và tiếp đó tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ, sở thích và điều kiện ngân sách cho phép. Tuy nhiên, để thiết kế được một tủ bếp đẹp, hài hòa và bền lâu với thời gian cần chú ý những yếu tố sau:

LỰA CHỌN MẪU TỦ BẾP PHÙ HỢP VỚI CĂN NHÀ:

Bạn có thể đã từng nhìn thấy một mẫu tủ bếp đẹp ở nhà ai đó hoặc trên ti vi và rất muốn làm một chiếc y hệt như thế cho căn nhà mới của mình nhưng bạn có biết rằng một mẫu tủ bếp đẹp ở một không gian này chưa chắc đã là đẹp ở một không gian khác. Với một ngôi nhà rộng rãi và bố trí khu vực bếp rất rộng thì một đảo bếp hay một quầy bar sẽ là những điểm nhấn rất bắt mắt và nhiều tiện ích cho căn nhà và thoải mái cho người sử dụng.

 

 

Nhưng với một diện tích khiêm tốn thì chính quầy bar và đảo bếp đó sau này sẽ là những vật cản lối lưu thông mà sẽ khiến cho gia chủ thấy khó chịu và phiền phức đến mức sau một thời gian sử dụng có thể phải dỡ bỏ đi. Có rất nhiều mẫu tủ bếp đẹp cho bạn lựa chọn: tủ bếp chữ u, tủ bếp chữ I, tủ bếp chữ L, tủ bếp chữ G, tủ bếp 1 mặt tường, tủ bếp 2 bên tường, tủ bếp có quầy bar, tủ bếp kèm đảo bếp, tủ bếp kèm bàn ăn…

Thông số và kích thước tiêu chuẩn:

Mỗi gia chủ có gu thẩm mỹ, chiều cao, sở thích khác nhau và sự quan tâm tới yếu tố phong thủy khác nhau do đó có thể có các yêu cầu thiết kế khác nhau đối với tủ bếp. Tuy nhiên, có những kích thước tiêu chuẩn đã trở thành thông lệ chung trên thế giới mà bạn có thể lấy làm cơ sở cho những ý tưởng thiết kế tủ bếp của riêng mình.

Sau đây là các thông số kích thước tủ bếp phù hợp với chiều cao của người Việt Nam: Mặt bàn bếp khoảng 60cm +-2cm; tổng chiều cao tủ bếp khoảng 2.2m +- 20cm; chiều sâu tủ bếp trên khoảng 32cm +-10cm; chiều cao tủ bếp trên khoảng 60-80cm tùy độ cao trần bếp; chiều cao tủ bếp dưới khoảng 80cm +-10cm tùy chiều cao của gia chủ; khoảng cách từ mặt bàn bếp đến tủ bếp trên khoảng từ 40-50cm; tủ dưới có thể làm 1-2 ngăn, tủ trên có thể từ 1-3 ngăn tùy các phụ kiện tủ bếp đi kèm hoặc nhu cầu đựng đồ

Chọn chất liệu để đóng tủ bếp:

Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại chất liệu để đóng tủ bếp như: gỗ xoan đào, gỗ sồi Nga, gỗ sồi Mỹ, gỗ dổi, gỗ laminate, gỗ acrylic, gỗ hương, gỗ verneer, gỗ giáng hương, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp… Rất nhiều loại gỗ đẹp nhưng tùy theo ngân sách, thẩm mỹ của từng gia đình mà mỗi loại gỗ sẽ có những ưu thế riêng thích hợp với từng điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu của gia chủ.

Gỗ sồi tự nhiên đang là loại gỗ được ưa chuộng nhất để làm tủ bếp do độ cứng, chắc, bền lâu với thời gian, khả năng chịu nước tốt, vân đẹp. Các loại gỗ sồi nhập khẩu từ Nga, Mỹ nơi có điều kiện khí hậu và giống tốt hơn sẽ cho sản phẩm với vân đẹp hơn và độ cứng bền chắc tốt hơn so với cùng loại gỗ sồi ở các nơi khác. Những tủ bếp gỗ sồi có màu sắc sáng, vân nổi rõ mang lại phong cách hiện đại và trẻ trung cho ngôi nhà. Gỗ xoan đào giá rẻ hơn và thích hợp với những gia đình có mức ngân sách ít ỏi nhưng mong muốn có một chiếc tủ bếp gỗ tự nhiên và bền lâu. Với đường vân và màu sắc trầm gỗ xoan đào mang lại phong cách gần gũi và cổ điển cho các căn bếp ấm cúng hơn.

Các loại gỗ tự nhiên quý hiếm như dổi, hương, giáng hương… với giá thành cao tới vài chục triệu/m3 nhưng chất lượng, độ bền đẹp và vân gỗ đều đặc biệt sang trọng thích hợp cho những căn biệt thự, chung cư cao cấp để khẳng định đẳng cấp. Các chất liệu gỗ công nghiệp MDF, MFC, gỗ nhựa, gỗ figer, gỗ ván dán, gỗ ván dăm… được phủ dán các lớp laminate, acrylic, verneer… với độ bóng, kiểu dáng màu sắc vân gỗ đa dạng và đẹp mắt mang lại cho căn bếp sự mới lạ, hiện đại và tinh tế đến từng đường nét.

 

 

Yếu tố phong thủy trong thiết kế tủ bếp:

Căn bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là nơi tạo ra không khí sum họp, nơi giữ lửa đoàn viên ấm áp cho các bữa cơm gia đình. Bởi vậy mà yếu tố phong thủy rất cần được lưu ý ngay từ khi thiết kế để đảm bảo được mọi sự hài hòa an lành và hạnh phúc cho gia chủ. Hướng của tủ bếp được hiểu là hướng của các vật dụng quan trọng trong căn bếp. Ví dụ như bếp nấu nên được đặt trên hướng dữ nhưng quay về hướng lành, hướng ở đây được hiểu là hướng đứng nấu nướng của gia chủ.

Nếu bếp được đặt quá lộ liễu, người nấu nướng nhìn thẳng ra cửa hoặc đứng quay lưng về phía cửa ra vào đều khiến cho phong thủy không tốt, gia chủ cảm thấy bất an. Bếp nấu nếu đặt ngay cạnh cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi mạnh đều khiến cho lửa bị bạt và đồ ăn không được nấu tốt khiến cho bữa ăn kém ngon và phong thủy như vậy sẽ khiến cho gia chủ suy giảm sức khỏe và tâm trạng không tốt. Bếp nấu cũng không nên đặt ngay cửa nhà vệ sinh, trên/dưới cống rãnh, ảnh hưởng tới cảm giác sạch sẽ ngon miệng của bữa cơm gia đình. Bếp nấu cũng tối kỵ đặt cạnh bồn rửa, tủ lạnh, máy lọc nước (Thủy) làm ảnh hưởng tới việc nấu nướng và đến sự thịnh vượng của gia chủ.

Lựa chọn các phụ kiện và thiết bị tủ bếp phù hợp:

Phụ kiện tủ bếp là một phần không thể thiếu để tạo nên một tủ bếp hoàn thiện nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Sau khi đã thiết kế xong tủ bếp, lựa chọn hướng đặt và lựa chọn loại gỗ hợp lý bạn nên tìm hiểu xem những loại phụ kiện hoặc thiết bị nào sẽ phù hợp với thiết kế của tủ bếp nhà mình nhất trong giới hạn ngân sách cho phép. Những phụ kiện tủ bếp quan trọng đi kèm với tủ bếp đó là: bản lề, tay nắm, giá nâng, ray trượt, đèn tủ bếp, giá kệ, giá dao thớt, giá bát, ống đũa, kệ chứa đồ, giá xoay, móc treo… Nếu sắp xếp hợp lý những phụ kiện này sẽ gia tăng đáng kể không gian sử dụng tủ bếp cũng như sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Những thiết bị tủ bếp cần sắm luôn để ghép vào vừa khít cùng với tủ bếp đó là: bếp nấu, bồn rửa, máy hút mùi, máy lọc nước, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát, lò nướng, thùng rác nhà bếp… Nếu bạn chưa đủ tiền để mua hết cùng lúc thì nên lựa chọn sẵn loại bạn dự kiến sẽ mua để đo đạc kích thước chuẩn cung cấp cho đơn vị thiết kế tủ bếp sẽ có không gian chuẩn và không thừa thiếu về sau.

Chúc bạn và gia đình sẽ có một tủ bếp đẹp hoàn hảo để căn bếp mãi là nơi gia đình sum họp đoàn viên trong những bữa cơm ngon miệng và ấm cúng.

Xem thêm

backtop
Zalo
Hotline
Hotline
Facebook